300000
English | Français | فارسی | 中文 | Українська | Azerbaijani | ខ្មែរ | Tiếng Việt | Bahasa Melayu | Deutsch | O'zbek | РусскийSư
Tổng số người chơi: 445808
Số chữ số | 0 | ||
Dãy chữ số 1 | 0 | ||
Số lần tối đa một chữ số có thể xuất hiện | 0 | ||
Số lần thử tối đa | 0 |
- Thay vì nói chữ số "xuất hiện trong đáp án" ta có thể nói chữ số "nóng" và thay vì nói chữ số "không xuất hiện trong đáp án" ta có thể nói chữ số "lạnh".
- Mục tiêu chung là tìm
- tất cả các chữ số nóng đầu tiên và
- sau đó là vị trí của chúng
- Trong hướng dẫn bên dưới, ta có thể tuân thue hai nguyên tắc bằng cách
- 1) tối đa hóa thông tin thu được với mỗi lần đoán và
- 1) tối đa hóa thông tin thu được với mỗi lần đoán và
- Cả hai nguyên tắc đều mâu thuẫn với nhau theo một cách nào dó. Ví dụ, càng sửa đổi ít lần đoán trước để chuyển sang lần đoán sau thì càng dễ suy luận ra kết quả nhưng lại càng cần nhiều lần đoán. Hướng dẫn bên dưới cố gắng tuân thủ cả hai nguyên tắc.
Các công cụ hữu dụng:
- Danh sách cho phép ta gạch bỏ những chữ số lạnh và gạch chân những chữ số nóng.
- Nếu đáp án có N chữ số và nếu M chữ số (1, 2, ..., M) có thể xuất hiện sau đó sẽ hiệu quả nếu vẽ ra một bảng loại trừ (ví dụ bằng bút chì trên giấy) với N cột (mỗi cột đại diện cho một vị trí trong đáp án) và M hàng (mỗi hàng đại diện cho một chữ số khả dụng). Mỗi khi một chữ số được chứng minh là không thuộc về vị trí nào sẽ bị gạch ra khỏi bảng. Mặt khác, nếu một chữ số được chứng minh thuộc về một vị trí nhất định thì có thể gạch luôn cả cột đó. Và nếu mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần thì hàng đó cũng có thể gạch bỏ.
-
- Sẽ thật may mắn nếu tất cả các chữ số ta đoán được đều là chữ số nóng. nhưng ta cũng đã co khá nhiều thông tin nếu hai trong số các số kết quả ta nhận được đều là 0 vì khi đó không có chữ số nào trong dự đoán của ta xuất hiện trong đáp án, do đó tất cả các chữ số đoán được đều là số lạnh. Trong trường hợp đó, ta có thể gạch bỏ N chữ số khỏi danh sách các chữ số khả thi hoặc N hàng trong bảng loại trừ.
- Nếu ta không may mắn được như vậy, chiến lược nào khả thi để tìm thêm các chữ số nóng?
- Giả thiết rằng đáp án có 4 chữ số và các chữ số 1, ..., 9 chỉ có thể xuất hiện nhiều nhất một lần (nếu khác phải thay đổi 3 câu tiếp theo). Với đáp án gồm 4 chữ số ta sẽ đoán 1, 2, 3, 4 và sau đó là 5, 6, 7, 8 rồi sẽ tự động biết 9 bằng cách đếm xem liệu các chữ số 1, ..., 8 có nóng hay không. Nếu có bốn chữ số nóng thì 9 là chữ số lạnh, còn không thì nó sẽ là chữ số nóng. Nếu ta may mắn và 1, 2, 3, 4 đều đã là số nóng thì ta sẽ không phải thử các chữ số còn lại nữa vì chúng dều là chữ số lạnh.
- Giả thiết rằng ta đã đoán 7 lần, sau chừng đó lần ta biết được chữ số nào là chữ số nóng, chữ số nào là chữ số lạnh.
- Việc đoán và việc biết tất cả các chữ số nóng và lạnh đều quan trọng như nhau vì khi biết một tập số, ta cũng biết tập còn lại. Nhưng cũng không phải vậy. Nếu các dự đoán của ta chứa nhiều số nóng và ta cũng thu thập được thêm thông tin về vị trí của các chữ số nóng này rồi. Ta không thu thập được những thông tin này nếu những dự đoán của ta hầu như đều là chữ số lạnh.
-
- Nguyên tắc số 1 là phải tìm thêm các thông tin khác vì sẽ hữu dụng sau này khi ta biết tất cả các vị trí nóng.
- Bạn có thể nghĩ ra cách lập công thức cho dự đoán theo nguyên tắc 2 không? Nói cách khác, dự đoán nào đưa ra câu trả lời dễ sử dụng?
- Để tuân thủ nguyên tắc 2 ta có thể lấy một dự đoán và chỉnh sửa nó bằng cách bỏ một chữ số, giả sử là 5, và thêm một chữ số, giả sử là 3. Nếu dự đoán mới có ít chữ số nóng hơn thì 5 là nóng và 3 là lạnh. Nếu không thì 5 và 3 hoặc đều nóng hoặc đều lạnh. Để giải hai trường hợp này, 5 và 3 có thể xuất hiện trong lần đoán tiếp theo. Khi quyết định chỉnh sửa một chữ số trong dự đoán nào, ta đi theo gợi ý trước đó và chọn dự đoán trước đó có nhiều chữ số nóng nhất để thu thập thêm thông tin về vị trí và tuân theo quy tắc 1.
- Giả sử bạn đã làm theo các gợi ý trước đó và chốt được một dự đoán trong đó bạn chỉ đổi một chữ số, giả sửa là thay 7 bằng 3, và bạn rút ra được là số 3 là chữ số nóng và 7 là lạnh.
-
- Không. Giờ bạn có thể quay lại các dự đoán trước và áp dụng thông tin là 3 là chữ số nóng và 7 là chữ số lạnh để thu thập thêm thông tin từ các lần đoán trước đó. Ví dụ, một dự đoán trước đó gồm chữ số 3 và có duy nhất một chữ số nóng thì tất cả những chữ số còn lại là lạnh. Thông tin vầ các chữ số lạnh đó có thể gợi ý cho bạn các chữ số nóng trong các dự đoán khác.
- Nếu bạn quyết định chữ số nào sẽ ở trong lần đoán tiếp theo, thì thứ tự bạn đặt số có quan trọng không?
- Nếu bạn quyết định chữ số nào sẽ ở trong lần đoán tiếp theo, thì thứ tự bạn đặt số có quan trọng không?
- Một khi đã tìm ra tất cả các chữ số nóng, ta có thể biết được tất cả các chữ số lạnh và gạch chúng khỏi hàng trong bảng loại trừ.
-
- Nếu tất cả các chữ số được dự đoán đều ở đúng vị trí của nó thì dĩ nhiên ta may mắn giải được câu đố. Một kết quả may mắn khác là khi các chữ số dự đoán đã ở sẵn vị trí đúng. Ta có thể gạch hết N ô trong bảng loại trừ.
-
- Nếu tất cả các hàng của các chữ số lạnh đã bị gạch bỏ và nếu có một hàng hoặc một cột với chỉ một ô không bị gạch thì chữ số này đã ở đúng vị trí của mình trong đáp án và các ô khả dụng trong cột này có thể gạch bỏ. Nếu mỗi chữ số chỉ có thể xuất hiện một lần thì tất cả các ô trong hàng đó có thể gạch bỏ.
-
- Mỗi tổ hợp số như vậy được gọi là hoán vị. Nên câu hỏi được đặt ra là: có bao nhiêu hoán vị cho N đối tượng, trong trường hợp này là N chữ số?
Nếu tất cả các chữ số khác nhau thì với chữ số đầu tiên ta có N lựa chọn. Với mỗi N có N-1 lựa chọn cho chữ số thứ hai. Với mỗi Nx(N-1) có N-2 lựa chọn cho chữ số thứ ba và tương tự như vậy, có tổng Nx(N-1)x...x2x1 = N! (gọi là N giai thừa) hoán vị.
Nếu các số không bắt buộc khác nhau thì ta có thể có, ví dụ, N=4 và 4 chữ số nóng là 2, 2, 2, 5. Vậy tích N! = 4! phải chia cho 3! vì thứ tự giữa ba số 2 không quan trọng. Ta có 4!/3!=24/6=4 (hoặc cao cấp hơn là 4!/3! = 4x3!/3! = 4) -
- Nếu mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần ta có 3! = 3x2x1 = 6 và 4! = 4x3! = 24 hoán vị (tổ hợp số). Cũng không quá nhiều.
-
- Có thể viết tất cả các số ra (hoán vị của N chữ số nóng) và kiểm tra lại từng số một và lưu ý tất cả các suy đoán trước. Thường thì chỉ một hoặc hai trong ba số là khả dụng để tiếp tục suy đoán.
- Mỗi tổ hợp số như vậy được gọi là hoán vị. Nên câu hỏi được đặt ra là: có bao nhiêu hoán vị cho N đối tượng, trong trường hợp này là N chữ số?
Lưu ý: Sau một lần đoán, ta có thể biết chắc đáp án nhưng ta vẫn phải gửi lời giải để chứng mình cho máy tính là tự ta tìm ra đáp án.
- Bảng dưới cho thấy N (số các chữ số có trong đáp án), M (số các số khả dụng) khác nhau, số trung bình G các suy đoán ta cần khi tuân thủ các gợi ý ở trên. Bạn có thể tương hợp hay thậm chí cải thiện quá trình và giải câu hỏi nhanh hơn không?
N | M | G |
---|---|---|
3 | 6 | 5 |
3 | 9 | 7 |
4 | 9 | 6 |
Theo dõi cập nhật sắp tới